Bệnh thường gặp ở hoa hồng và cách phòng trừ

Bệnh thường gặp ở hoa hồng và cách phòng trừ

Được mệnh danh là Nữ hoàng của các loại hoa, hoa hồng mang vẻ đẹp kiêu sa nhưng hoa hồng vẫn dễ gặp các bệnh sâu hại. Bệnh trên cây hoa hồng rất nhiều: bệnh gỉ sắt, bệnh nấm trắng, bệnh đốm đen, bệnh chết khô, bệnh thán thư, bệnh đốm lá do nhiều nguyên nhân như virus, vi khuẩn, côn trùng, nhện gây hại, sâu xanh và sâu khoang….

Nhưng ở đây Happy Trees sẽ trình bày 5 loại bệnh thường xuất hiện nhiều nhất ở cây hồng trong quá trình đi chăm sóc tại nhà khách. 

Bệnh thường gặp ở hoa hồng và cách phòng trừ

1. Bệnh đốm đen.

Biểu hiện: Xuất hiện những vết đốm đen trên cây bắt đầu từ những lá già sau đó lan ra đến lá non, đọt và nụ hoa. 

benh thuong gap o hoa hong

Nguyên nhân: Bệnh đốm đen thường xuất hiện sau khi xuất hiện những cơn mưa lớn, lúc này nhiệt độ ẩm thấp. Do nấm Diplocarpon ưa sống trong điều kiện ẩm ướt, loại nấm này sinh trưởng mạnh trong nhiệt độ 22 – 26 °C, độ ẩm 85%

Cách phòng trừ: Ngắt những lá, cành bị đốm đen. Sau khi ngắt phải tiêu hủy hết, không được ngắt xong rồi vứt xuống đất sẽ lây lan đến những cây khác. Nếu trường hợp cây bị nặng phải phun thuốc trừ sâu hóa học: Kasuran 47WP, Coc 85WP, Anvil 55C, Benomyl, Topsin M, Folpet, Maneb… định kỳ một tuần/lần trong 1 tháng vào sáng sớm.

2. Bệnh vàng lá

Vàng lá không hẳn là bệnh mà đôi khi đó là sự biểu hiện của việc chưa chăm sóc đầy đủ cho cây. Nguyên nhân có thể là do thừa nước, thiếu nước, thừa nắng hoặc thiếu nắng hoặc cũng có thể là bạn đã bón quá nhiều phân vvv..

benh thuong gap o hoa hong

Để khắc phục hiện tượng vàng lá chúng ta có thể cắt tỉa bớt những lá cành bị vàng khô. Nếu trời quá nắng thì đưa cây vào chỗ bóng râm một chút và ngược lại đồng thời điều chỉnh lượng phân bón và lượng nước tưới mỗi ngày.

3. Bệnh phấn trắng

benh thuong gap o hoa hong

Biểu hiện: hình thành một lớp nấm màu trắng như bột phấn bao phủ trên bề mặt các bộ phận lá, cành non, nụ hoa.. Bệnh phấn trắng làm lá bị biến dạng, mép lá uốn cong, lá dày thô, chồi nụ nhỏ và dễ rụng.

Nguyên nhân: Do nấm Peronospora sparsa. Loài nấm này sinh sôi mạnh ở ẩm độ 85%, nhiệt độ 18°C. Nếu nhiệt độ cao trên 27°C nấm sẽ chết sau 24 giờ.

Giải phápDùng thuốc Kasuran, Derosal, Ridomil… để diệt nấm. Cắt hủy cành lá bị bệnh, bón thêm phân Kali để tăng sức chống chịu cho cây.

Phòng ngừa: Không để cây bị ẩm. Để cây ở nơi có ánh nắng mặt trời trên 3 giờ mỗi ngày. Khi tưới cây chú ý không làm đọng nước trên lá

4. Bệnh gỉ sắt

Biểu hiện: Hình thành vô số các ổ nổi màu vàng da cam hoặc màu nâu gỉ ở mặt dưới lá, cành non làm lá úa vàng.

benh thuong gap o hoa hong

Nguyên nhân: Do nấm Phragmidium mucronatum. Bào tử lan truyền trong không khí, tàn dư trên cây còn sót lại. Điều kiện tốt nhất để bệnh này phát triển là từ 18-21 độ

Cách phòng trừ: Loại bỏ tàn dư cây bệnh và cỏ dại. Có thể sử dụng một số loại phân bón như: Hexaconazole (Anvil 5SC, Dibazole 10 SL) nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.

Các bào tử nấm rất dễ lan truyền nhờ gió, nước mưa, nước tưới, đặc biệt nấm dễ dàng xâm nhập vào các bộ phận lá, thân cành qua các vết thương xây sát hoặc vết cắn phá côn trùng. Bệnh phấn trắng và gỉ sắt thường xuất hiện phá hại muộn hơn song tác hại cũng không nhỏ, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và giống hoa hồng.

5. Rệp sáp

Rệp thường tập trung gây hại ở lá hồng non, mầm non xanh, nụ hoa hồng hoặc đeo bám vào thân cây hồng ở gần phần ngọn.

benh thuong gap o hoa hong

Để cấp cứu tạm thời cho cây, bạn có thể lấy bông gòn thấm nước, quấn vào chỗ có rệp để lấy chúng ra. Cách này chỉ có tác dụng lấy rệp ra khỏi cây chứ không giết được chúng. Vì trên mình loài rệp này phủ một lớp sáp không thấm nư­ớc.

Để tiêu diệt hoàn toàn rệp lớn nhỏ các thế hệ, hiệu quả nhất vẫn là thuốc. Sử dụng các loại thuốc hoá học như­ sau: Supaside 40 ND nồng độ 0,15 % liều lượng 3 bình cho một sào Bắc Bộ, Supathion 12ml/1bình 8lít, Thiodal 15-20 ml/bình 8 lít.

Xem hướng dẫn cách trồng & chăm sóc hoa hồng cho người mới trồng theo video dưới đây:

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.