QUY TRÌNH THAY ĐẤT CHO CÂY HOA HỒNG CỔ SAPA

Cổ Sapa là giống hoa quen thuộc với người trồng hồng, nhưng không ngừng “làm mưa, làm gió”. Bởi lẽ Cổ Sapa sở hữu rất nhiều đặc tính ưu việt mà người trồng hồng ao ước. Chưa kể đến, hồng Cổ Sapa nở hoa tuyệt đẹp khiến cho ai cũng phải mê mẩn ngay cái nhìn đầu tiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết quy trình thay đất cho cây hoa hồng khi mới mua về. Nếu thực hiện không đúng có thể gây tổn thương đến bộ rễ của cây. Vậy muốn thay đất cho hoa hồng cần phải lưu ý những gì?

Ngay sau đây Happy Trees sẽ hướng dẫn bạn cách thay đất hoa hồng khi mới mua về. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

quy trình thay đất hoa hồng

ĐÔI NÉT VỀ HOA HỒNG CỔ SAPA

Tên gọi hồng cổ đã nói lên khả năng thích nghi của giống hoa này với khí hậu nước ta. Nguyên do là vì hoa hồng cổ đã có mặt ở Việt Nam từ thời còn kháng chiến. Ngoài cổ Sapa, nước ta còn một số giống hồng cổ ngoại nhập như Cổ Hải Phòng, Cổ Huế, Cổ Vân Khôi, v.v….

Tất cả các giống hồng cổ đều có một điểm chung chính là sức sống khỏe. Bên cạnh đó, vì thích nghi tốt nên mỗi đợt hoa của cây đều chuẩn màu, đúng form. Đồng thời, tốc độ lặp hoa của các giống hồng cổ cũng rất đáng đồng tiền.

Trong nhóm hồng cổ, duy chỉ có Cổ Sapa sở hữu màu hồng phấn hết sức ngọt ngào. Với thời tiết Sài Gòn, hoa vẫn bền màu đến khi tàn bông. Đặc biệt nhất, Cổ Sapa dáng tree có thân cao, gốc to và rễ khỏe càng cho ra nhiều lứa hoa đẹp như mơ.

Tìm hiểu thêm đặc tính hoa hồng Cổ Sapa TẠI ĐÂY.

QUY TRÌNH THAY ĐẤT HOA HỒNG CỔ SAPA NHƯ THẾ NÀO?

Thực tế, việc thay đất cho cây hoa hồng không quá khó khăn. Vì thế, bạn không nên quá lo lắng. Hãy tham khảo các bước sau đây nhé.

Bước 1: Chuẩn bị chậu và đất mới

Bạn chuẩn bị một chiếc chậu yêu thích. Thêm đất mới vào khoảng 3/4 chậu. Bạn có thể trộn thêm phân vào đất ở bước này. Hoặc bạn có thể tham khảo sản phẩm đất của Happy Trees đã được bổ sung một lượng phân bón thích hợp.

Bước 2: Tách đất khỏi chậu cũ

Một tay đặt lên mặt chậu để cây không bị rơi, tay còn lại đỡ nhẹ thân chậu rồi trút ngược chậu xuống để lớp đất cũ được tách ra khỏi chậu. Bạn có thể gõ nhẹ đáy chậu để dễ tách đất hơn.

Bạn sẽ thấy đất cũ đang có dấu hiệu suy thoái, khô cằn và đang dần cạn kiệt dinh dưỡng. Chính vì vậy, việc thay đất trồng mới sẽ giúp bổ sung cho cây nguồn dưỡng chất đầy đủ hơn.

Bước 3: Tách bỏ lớp đất cũ

Đất cũ cần được loại bỏ nhưng không nên bỏ hết hoàn toàn.Tốt nhất, bạn chỉ nên loại bỏ khoảng 1/3 hoặc 3/4 phần đất cũ. Thao tác gỡ bỏ đất trồng cũ nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm đứt rễ cây, gây tổn thương đến sinh trưởng sau này.

quy trình thay đất cây hoa hồng

Quy trình thay đất hoa hồng bước 4: Trồng cây vào chậu mới

Sau khi tách bỏ lớp đất cũ, bạn tiếp tục cho cây vào chậu đã được thêm đất ở bước 1. 

quy trình thay đất cây hoa hồng

Quy trình thay đất hoa hồng bước 5: Thêm đất

Sau khi cho cây vào chậu, bạn nên đổ thêm một lớp đất ở trên để bảo vệ rễ cây. Đồng thời, lớp đất này cũng giữ cho cây không bị nghiêng ngả khi vừa vào chậu mới.

Lưu ý: bạn không nên lắp đất quá nhiều vì có thể gây ngộp rễ cây. Nhất là những cây gốc ghép, tuyệt đối không lắp đất ngập phần mắt ghép của cây.

quy trình thay đất cây hoa hồng

Bước 6: Tưới nước và đặt cây vào bóng mát

Sau khi thay đất xong xuôi, bạn nên tưới thêm nước để tránh rễ cây bị khô. Kế đến, hãy đặt cây vào bóng mát khoảng 1 ngày để các quá trình sinh lý của cây được ổn định trở lại.

quy trình thay đất cây hoa hồng

Trên đây là quy trình thay đất cho cây hoa hồng Cổ Sapa do các bạn kỹ thuật của Happy Trees thực hiện. Nếu bạn gặp bất kỳ trở ngại nào trong việc trồng hoa hồng, kể cả vấn đề thay đất. Bạn đừng ngần ngại liên hệ với Happy Trees qua địa chỉ Fanpage Facebook nhé!

Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.