Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa hồng ngoại tại Hồ Chí Minh

Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa hồng ngoại tại Hồ Chí Minh 

huong dan trong hoa hong

Bài viết này hướng dẫn các anh/chị cách trồng và chăm sóc gọn gàng và chi tiết giúp cho các anh/chị nắm được những kiến thức căn bản nhé!

Cách phân loại hoa hồng ngoại đang có mặt trên thị trường: 

  • Các giống Hoa hồng leo: hoa hồng leo cổ Hải phòng, hồng leo Soeur, hồng leo Mon, hồng leo Spirit, hồng leo Pompadour, Bishop’s, Tường vi, Red Fairy, Ngỗng tuyết, Vineyard song, Kate, Rainy blue, Society, Golden, Carey, Corail, Abraham…
  • Các giống hoa hồng bụi phổ biến: hoa hồng juliet, hoa hồng masora, hoa hồng catalina, hoa hồng lafont, hoa hồng shell, hoa hồng kordes, hoa hồng cổ quế, hoa hồng double delight, red intuition, blue sky, jane green, bạch ho, đào cỏ, bạch xếp, hoa hồng aoi…
  • Các giống hoa hồng dáng tree phổ biến: Hoa hồng tree cổ sapa, hoa hồng tree đào cổ, hoa hồng tree bạch xếp, hoa hồng tree lafont, hoa hồng tree bạch ho, hoa hồng tree Royal, Tree vàng pháp, tree hoa hồng sheherazad

Vị trí trồng hoa hồng: 

Hình ảnh chậu hồng trồng ban công căn hộ của khách Happy Trees.

“ Không có mặt trời, hoa hồng không nở” là câu nói thể hiện rõ đặc tính của hoa hồng.

  • Trồng nơi thông thoáng, thời gian nắng tối thiểu 4.5h/1 ngày.
  • Tránh trồng nơi bị che phủ hoặc khuất nắng trực tiếp bởi các cây khác công trình xây dựng.

Giá thể trồng hồng

Khi lựa chọn giá thể trồng hồng, phải đạt được 2 tiêu chí sau đây: có thể thoát nước tốt vào mùa mưa, và giữ ẩm tốt vào mùa nắng nóng. 

Quý khách hàng có thể kết hợp đất thịt, đất đỏ, xơ dừa, tro trấu,  mùn cưa, vụn xỉ than tổ ong, phân bò, vv..với tỷ lệ phù hợp để đạt được 2 tiêu chí trên.

Điều đặc biệt, sau thời gian trồng hoa hồng tại vườn và chăm sóc hoa hồng nhà khách, Happy Trees đề xuất không nên 100% sử dụng đất Tribat hoặc đất sạch miền Tây để trồng hoa hồng. Thường trong vòng 2-3 tháng hoa hồng sẽ chết khi trồng với loại đất này. 

Happy Trees đề xuất các anh chị sử dụng  Đất Rosecare đã được trộn sẵn cho hoa hồng. Loại đất Rose Care là loại đất tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng, rất thích hợp để trồng hoa hồng.

Thay chậu cho hoa hồng

Điều kiện tiên quyết khi lựa chọn chậu để trồng hoa hồng là phải có lỗ thoát nước, nếu chậu có lỗ nhỏ thì phải làm cho lỗ to ra để có thể thoát nước tốt. Khi tiến hành thay chậu, đầu tiên lót đáy chậu bằng sỏi hoặc than củi để thoát nước tốt và chậu cần kê cao hơn mặt đất một chút.

Trồng cây vào chậu có kích thước phù hợp gấp 1.5 – 2 lần bầu đất (không nên trồng chậu quá to ở giai đoạn đầu). Khi hồng mới mua về, nên thay chậu vào thời tiết mát mẻ, tránh thay chậu vào những lúc thời tiết quá nắng gắt. 

Xem clip thay chậu tại: Link

Phân bón 

Nên sử dụng phân hữu cơ như phân bò bị hoai mục, phân trùn quế, phân dê, phân tan chậm. 

Riêng tại Happy Trees có 2 loại phân tưới cho hoa hồng mà quý anh/chị có thể tham khảo:

Phân AB chuyên dụng cho hoa hồng

(Cung cấp các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây hoa hồng)

Phân bón viên chuyên dụng cho hoa hồng

Thành phần: Phân viên nhập, Phân hữu cơ, Men vi sinh, Phân phát triển rễ, Tinh vôi.

Cung cấp mùn và dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, cung cấp hệ sinh vật có lợi giúp cải tạo đất và nâng pH cho đất. 

Để giúp cây ra chồi nhiều, mập khỏe thì có thể sử dụng thêm phân bón lá trên thị trường hoặc sử dụng Combo Phân bón lá của Happy Trees.

Tưới nước phù hợp cho hoa hồng 

Tùy theo vị trí trồng và nơi trồng, có thể tưới 1 hoặc 2 lần trong ngày, tưới vào buổi sáng hoặc buổi chiều, đặc biệt phải kiểm tra tình trạng đất trước khi tưới còn ẩm hay không để điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp.

Để xem cách tưới nước chi tiết, quý khách hàng có thể xem tại Link sau:

Vị trí trồng sẽ quyết định lượng nước tưới cho cây hoa hồng

Tỉa cành lá, tỉa nụ:

Bắt đầu tỉa bớt lá, cắt bỏ hoa hư hoặc hoa đã nở, khi cắt cần bấm ngọn thêm 2 tầng lá để tạo sức đâm nhánh mới cho cây. Khi đó từ mỗi đầu nhánh sẽ cho ra những nụ hoa mới. Nếu nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp thì báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưỡng. Ngược lại cây cho nhánh ốm yếu vống cao thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa lần sau.

Sau khi mầm chính lên cao 20-25 cm thì tiến hành bấm ngọn, chỉ để 4-5 cành cấp 1 tỏa đều xung quanh tạo thành bộ khung chính của cây. Ngoài ra cần thường xuyên tỉa nụ để ổn định số nụ trên cành cây, giúp cho bông hoa to, giảm sâu bệnh.

Lưu ý: Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ đầu cành đi xuống, chừa 3 lá, nhánh hồng còn lại sẽ ra chồi mới. Trong quá trình chăm sóc, chú ý tỉa bớt những nhánh xấu để tập trung dinh dưỡng nuôi hoa cho nhánh khỏe.

Chăm sóc:

Tưới nước 2 lần, sáng sớm và chiều mát. Không tưới lúc tối hoặc lúc trưa nắng. Sau 1-15 ngày khi cây phát ra lá non thì bón bổ sung phân viên xung quanh gốc cây. Ngoài ra, có thể pha phân NPK tỷ lệ 1 muỗng cà phê/4 lít nước, tưới vào lúc sáng hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc.

Nếu muốn hồng có màu sắc đặc trưng đậm đà ta nên bón phân Kali lúc nụ hoa vừa lú ra. Lúc cây ra hoa, tuyệt đối không tưới phân, nước lên cánh hoa.

Cải tạo đất

Hồng trồng trong thời gian 6-12 tháng, nên đảo đất hoặc thay chậu lớn hơn. Sau khoảng một năm, khi cây hoa hồng đã đủ lớn thì lượng dinh dưỡng cần thiết đã vượt quá khả năng của nền đất hiện thời. Nếu không cải tạo đất kịp thời thì cây sẽ chậm phát triển, còi cọc. Không những vậy, việc sử dụng nhiều phân hóa học sẽ khiến đất bị nhiễm độc, đất chai sạn….

Nếu không có thời gian đảo đất thì quý khách hàng có thể sử dụng Combo cải tạo đất của Happy Trees.

Sâu bệnh thường gặp

 1.Bọ trĩ: là căn bệnh thường gặp của hoa hồng. Riêng về bệnh này, thì Happy Trees có viết chi tiết trong link sau, quý khách hàng có thể tham khảo:

Bệnh Bọ trĩ Hoa hồng và cách khắc phục

 

2. Rệp vẩy và rệp sáp:Riêng về bệnh này, thì Happy Trees có viết chi tiết trong link sau, quý khách hàng có thể tham khảo

Rệp Vẩy và Rệp Sáp ~ Cách nhận biết và khắc phục

3. Bệnh phấn trắng: Vết bệnh dạng bột phấn trắng màu xám, bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và có bông. Bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít, hoa thường không nở thậm chí chết cây.

Cách điều trị:

+ Cắt tỉa toàn bộ chồi, nụ, hoa, lá đã bị nhiễm bệnh, đem rác đi đổ, tiêu hủy. Không nên để gần cây thì nguy cơ lây lan cao.

Duy trì chế độ bón phân cho hoa hồng như bình thường.

Sử dụng một trong những loại thuốc sau: Microthiol Special 80 WG, Map super 300, ECAmistar top 325SC, Natio 750WG, Saprol 190DC phun cho cây (vào sáng sớm hoặc chiều tối) từ 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 3-4 ngày.

4. Bệnh đốm đen: Vết bệnh hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt.

Cách điều trị:Khi cây đã nhiễm bệnh, cần cắt tỉa hết cành lá có vết bệnh, phun một trong các loại thuốc như Anvil, Benomyl, Topsin M, Folpet, Maneb, Kasuran, Derosal, Ridomil… địnhkỳ 1 tuần/lần

Hoặc quý khách hàng sử dụng Combo trị bệnh đốm đen, vàng lá của Happy Trees

5. Bệnh gỉ sắt:Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt d­ưới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc.

  • Cách điều trị: Cắt tỉa hết cành lá có vết bệnh, sau đó dùng 1 trong những loại thuốc sau để phun lên cây: NATIVO 750WG, Anvil 5 SC, ANTRACOL 70WP…
  • Chú ý: Khi phun thuốc, phun đều cả mặt trên và mặt dướ lá hồng, đồng thời phun ướt toàn thân hồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.